Notice: Undefined variable: add_before_content in /home/srkstzmuhosting/public_html/wp-content/themes/funiture/functions.php on line 14
Đất hiếm là một chất được nhiều người biết đến vì khả năng ứng dụng của nó trong các ngành công nghệ – kĩ thuật cao. Đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ công nhệ, các nước trên thế giới ngày càng sử dụng nó nhiều hơn. Ở bài viết này, các chuyên gia của Alife Stones phân tích tất cả các thông về đất hiếm để bạn đọc hiểu rõ hơn.
Mục lục
Đất hiếm là chất gì?
Đất hiếm (tên tiếng anh: rare earth) là một nhóm tập hợp gồm 17 nguyên tố hiếm, quý giá. Các nguyên tố này có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó chiết, tách ra thành từng nguyên tố riêng biệt.
Trong tự nhiên, đất hiếm tồn tại trong các dạng hợp chất và trong các quặng, khoáng vật như: BASTNAESITE (Ce, La, Y…) , CO3(f,OH)3, (Ce, La, Nd, Th, Y…) (PO4, SiO4)3 và MONAZITE.

Đất hiếm dùng làm gì
Trước những năm 40 của thế kỉ trước, con người gần như chưa biết đến và sử dụng đất hiếm. Nhưng sau khi nhà khoa học Frank Spedding tìm ra cách để chiết tách và tinh chế các nguyên tố trong đất hiếm thì chúng được nghiên cứu và ứng dụng nhiều hơn.
Ngày nay, đất hiếm được ứng dụng nhiều trong các ngành kĩ thuật – công nghệ cao như máy tính, chiếu sáng, công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thuỷ tinh, sứ gốm…. Cụ thể:
- Dùng để chế tạo ra các nam châm nhỏ song mạnh mẽ hơn, sử dụng trong các máy phát điện, ổ đĩa máy tính và một số hệ thống động cơ.
- Làm tăng khả năng chịu nhiệt độ cao của các cánh quạt trong động cơ phản lực máy bay, tên lửa .
- Dùng làm xúc tác trong công nghệ xử lý môi trường và lọc hóa dầu.
- Dùng làm vật liệu siêu dẫn, đặt vào trong các sợi cáp quang truyền dữ liệu để tín hiệu ánh sáng trong cáp di chuyển nhanh và xa hơn.
- Sử dụng như các vật liệu phát quang, tăng độ sáng của các ống nhóm hồng ngoại (loại ống nhòm dùng quan sát trong đêm).
- Ứng dụng trong công nghệ laser, chế tạo pin hoặc năng lượng thân thiện với môi trường.
- Trong nông nghiệp: dùng để đưa vào một số chế phẩm phân bón nhằm tăng năng suất và sức chống chịu sâu bệnh cho cây trồng.

Đất hiếm có hiếm không? Đất hiếm có ở đâu?
Với tên gọi đất hiếm tuy nhiên chúng cũng không hề hiếm. Trữ lượng các mỏ quặng đất hiếm lớn trên thế giới được phát hiện nằm tại các nước Trung Quốc, Mỹ, Nga, Brazil, Ấn Độ, Nhật Bản, Myanmar, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Trữ lượng toàn cầu ước tính khoảng 120 triệu tấn.
Tuy nhiên, theo công bố của công ty khoáng sản SRE có trụ sở tại Anh thì mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới có thể là tại Triều Tiên với trữ lượng khoảng 216 triệu tấn. Nếu điều này là sự thật thì giá trị của mỏ khoáng sản đất hiếm này có thể lên với vài nghìn tỷ USD. Tổng trữ lượng khai thác và sử dụng đất hiếm sẽ đủ cung cấp cho toàn thế giới trong khoảng 800-900 năm nữa.

Đất hiếm có độc không
Như đã nói ở treen thì trữ lượng đất hiếm không hề ít. Tuy nhiên chúng thường xuất hiện trong tự nhiên dưới các dạng hợp chất và các trong các mỏ quặng ở sâu dưới lòng đất. Vì thế cần phải qua quá trình phức tạp để xử lý quặng, tách chất thì mới có thể đưa đất hiếm vào sử dụng.
Tất cả cần phải được xử lý với một quy mô công nghiệp lớn. Đặc biệt một quy mô sản xuất lớn như thế, lượng chất thải đưa ra ngoài môi trường là cực kì nhiều. Quá trình này ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe người công nhân trực tiếp khai thác và tới môi trường xung quanh các mỏ, khu vực sản xuất. Một số nguyên tố trong đất hiếm còn có tính phóng xạ nên nếu quá trình khai thác, sản xuất không đảm bảo thì ảnh hưởng còn mang tính lâu dài cho nhiều thế hệ.

Giá đất hiếm hiện nay
Do đất hiếm gồm nhiều nguyên tố khác nhau và quá trình khai thác, tách chiết phức tạp. Vì thế giá thành của các thành phẩm cũng dao động tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu của thị trường. Đất hiếm Trung Quốc có giá thành rẻ nhất trên thị trường bởi đây là đất nước khai thác khoáng vật này nhiều nhất.
Với nhiều lợi thế và nhân công rẻ, mỗi năm Trung Quốc có thể khai thác và cung cấp cho thị trường từ 120-200.000 tấn đất hiếm. Các loại đất hiếm được sử dụng nhiều có giá thành từ 1,5-4 triệu nhân dân tệ mỗi tấn thành phẩm.
Tổng quan về đất hiếm tại Việt Nam
Việt Nam có đất hiếm không?
Đất hiếm ở Việt Nam được phát hiện từ khá sớm. Trong những những năm 1956 được đầu tư tìm kiếm, đánh giá và bắt đầu thăm dò từ năm 1957. Với trữ lượng ước tính khoảng 22 triệu tấn thì giới khoa học đánh giá có thể đất hiếm Việt Nam đứng thứ ba thế giới về trữ lượng và tiềm năng khai thác.
Mỏ đất hiếm tại Việt Nam
Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam có quy mô từ trung bình đến lớn. Theo thành phần nguyên tố trong quặng đất hiếm thì trên lãnh thổ Việt Nam sự phân bố đất hiếm có thể chia làm hai loại:
– Đất hiếm nhóm nhẹ: gồm các mỏ tại khu vực tây Bắc Bộ Nam Nậm Xe, Bắc Nậm Xe, Đông Pao và quặng sa khoáng. Trong đó, khoáng vật đất hiếm chủ yếu là bastnezit và monazit.
– Đất hiếm nhóm nặng: điển hình là mỏ tại Yên Phú và Mường Hum.
Hầu hết các mỏ đất hiếm tại Việt Nam hiện nay đều còn khá nguyên sơ và được khai thác rất ít. Như vậy, tiềm năng khai thác và phát triển loại khoáng sản này ở Việt Nam còn rất lớn.
Với những thông tin được tổng hợp ở trên thì chắc hẳn phần nào bạn cũng đã hiểu thêm về đất hiếm và những ứng dụng tuyệt vời của nó. Alife Stones sẽ còn rất nhiều bài phân tích về các thông tin hữu ích khác mà có thể bạn sẽ quan tâm. Cùng đón đọc trong mục tin tức tại trang web chính thức của chúng tôi dacongtrinh.vn trong thời gian sắp tới nhé.