Notice: Undefined variable: add_before_content in /home/srkstzmuhosting/public_html/wp-content/themes/funiture/functions.php on line 14
Bóng đè là một trong những cảm giác gây ra sợ hãi khi cơ thể con người không thể cử động hoặc không thể nói chuyện với ai. Khi đó, những giác quan của bạn có thể hoạt động bình thường, nhưng lại có một áp lực mãnh liệt nào đó đang chi phối bạn. Vậy bóng đè là gì? Bị bóng đè thì làm thế nào? Hãy cùng Alife Stones phân tích chi tiêt qua bài viết này.
Mục lục
1. Bóng đè là gì?
Theo quan niệm dân gian, bóng đè được cho là một hiện tượng do ma quỷ hoặc những tâm linh xấu xa gây ra. Hầu hết, những lý giải của các nền văn hóa thời trước đều cho rằng bóng đè liên quan mật thiết đến những nhân vật tà ác và khiến con người bị hoảng sợ.
Nhiều người nghĩ rằng bóng đè là một hiện tượng tâm linh
Tuy nhiên, do xã hội ngày càng phát triển nên hiện tượng bóng đè đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhận định: Bóng đè là một hiện tượng tê liệt khi ngủ và có nhiều nguyên nhân gây ra. Nói cách khác, bóng đè chỉ là một triệu chứng não bộ con người bị ảnh hưởng hoặc tình trạng giấc ngủ bị rối loạn gây ra cảm giác có một vật nặng đè lên người.
Những nhà nghiên cứu về giấc ngủ cho biết, hiện tượng này có thể xảy đến khi bạn ngủ, lúc nửa đêm hoặc vào quãng thời gian lúc thức và lúc ngủ. Hiện tượng này hiếm khi liên quan đến vấn đề về tâm thần hoặc các bệnh lý khác.
Chính vì vậy, hiện tượng bóng đè khi ngủ sẽ không gây ra những tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nó sẽ làm cho giấc ngủ của bạn không được ổn định, gây ra những ảo giác và nghiêm trọng hơn là sự sợ hãi và ám ảnh về lâu về dài.
2. Triệu chứng của bóng đè là gì?
Đối với những người bị bóng đè, họ sẽ luôn có cảm giác lo sợ, không dám ngủ. Bởi vì, phần não bộ của con người khi bị bóng đè vẫn hoạt động bình thường, nhưng hệ thần kinh lại có những rối loạn.
Đối với những người bị bóng đè, họ sẽ luôn gặp phải ảo giác. Đây hầu như đều là những giấc mơ đáng sợ sẽ dẫn đến tình trạng ngạt thở ở nhiều người. Trong một vài trường hợp, bóng đè có thể làm cho bạn cảm thấy mình bị xô ngã xuống giường.
3. Các trạng thái khác nhau của hiện tượng bóng đè
Hiện nay, có rất nhiều kiểu bóng đè và thường diễn biến khác nhau đối với mỗi người. Tuy nhiên, điểm chung của những người bị bóng đè đều có hiện tượng tức ngực, ngạt thở,…những triệu chứng này tương tự như con ngừng tim, suy hô hấp,….
Khi bị bóng đè cơ thể sẽ có nhiều trạng thái khác nhau
Nhiều người tỉnh sau cơn bóng đè nhưng tâm lý trở nên sợ sệt, không dám ngủ hoặc không thể ngủ tiếp. Hiện tại, bóng đè được chia thành 3 nhóm chính dưới đây:
3.1. Ảo giác đột nhập
Đối với những người bị bóng đè trong trường hợp này, họ thường cảm thấy có ai đó đi vào phòng mình. Người này có thể di chuyển xung quanh hoặc ngồi ngay lên giường của bạn. Điều này tạo ra sự sợ hãi và khiến toàn thân của bạn trở nên tê cứng.
Sau đó là những triệu chứng như khó thở, tỉnh dậy sẽ thấy người mỏi nhừ. Đây chính là hậu quả mà những cơn co cơ để lại khi bị bóng đè.
3.2. Ảo giác thăng bằng
Đối với hiện tượng này, những người bị chứng rối loạn tiền đình sẽ rất hay gặp phải. Những người này thường thấy bản thân mình bị rơi xuống một nơi sâu thẳm, đôi khi là ngã từ những tòa nhà cao tầng, đi máy bay bị rơi,….
Những cảm giác thật này xuất hiện ngay trong thế giới ảo của bạn. Tuy nhiên, mỗi khi rơi xuống từ một nơi nào đó bạn vẫn sẽ không bao giờ nhìn thấy đáy. Cảm giác lửng lơ sẽ khiến họ vã mồ hôi, hồi hộp và làm cho tim đập nhanh hơn bình thường. Sẽ phải mất tới hơn 3 phút cơ thể bạn mới trấn tĩnh lại được.
3.3. Ảo giác thực thể
Đây là trường hợp bóng đè gặp phải ở nhiều người nhất hiện nay. Trường hợp này sẽ thường diễn ra vào cuối những giấc ngủ và thường bị bóng đè ở vùng ngực, bụng,…khiến bạn không thở được.
Đến giai đoạn cơ thể của bạn bị thiếu oxy cơ thể mới tỉnh lại. Lúc đó, bạn sẽ ra rất nhiều mồ hôi, thở dốc và dẫn tới suy nhược thần kinh. Lâu dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.
4. Nguyên nhân bị bóng đè
Sau khi đã cùng nhau tìm hiểu về bóng đè là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về tại sao bạn lại bị bóng đè liên tục. Theo nghiên cứu của những nhà khoa học, hiện tượng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân chính gây ra bóng đè.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bóng đè khi ngủ
Trong quá trình ngủ, cơ thể cần được thư giãn và những bắp cơ sẽ không di chuyển. Do đó, khi ngủ con người sẽ không thể làm mình bị tổn thương khi bất chợt có những giấc mơ khi ngủ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hiện tượng này xảy ra là do trong cơ thể tự tiết ra một loại hormone để căn trở giấc mơ tiếp tục. Đồng thời, ý thức con người lại vô cùng tinh xảo nhưng vẫn tồn tại cảm giác tê liệt và gây ra bóng đè.
Để có thể nắm bắt được nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè, các bạn cần phải hiểu được ý nghĩa giấc ngủ theo pha. Hiện nay, con người sẽ ngủ theo pha nhanh và pha chậm. Chính vì vậy, bóng đè sẽ thường xảy ra khi liên quan đến sự phân nhánh giấc ngủ theo chuyển động nhanh.
Khi đó, hiện tượng bất động cơ thể sẽ xảy ra do pha ngủ nhanh vẫn tiếp tục tiếp diễn. Tuy nhiên, bộ não đã thức giấc nên hiện tượng bóng đè sẽ xảy ra với bạn.
5. Giải thích hiện tượng bóng đè là gì
Cho đến ngày nay, bóng đè đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và đưa ra những giải thích giúp con người hiểu hơn về hiện tượng này. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau giải mã bóng đè.
Hiện tượng bóng đè trong tâm linh và khoa học có những lợi giải thích khác nhau
5.1. Hiện tượng bóng đè theo tâm linh
Theo quan niệm về tâm linh, bóng đè được giải thích chủ yếu liên quan đến ma quỷ là chính. Khi đó, những hồn ma hay ác quỷ đã đè lên trên cơ thể của bạn và dẫn đến tình trạng ngạt thở, gây khó chịu cho con người.
Ngoài ra, theo thuyết tâm linh thì bóng đè là do con mộc gây nên. Điều này được hiểu đơn giản chính là việc con chim bị thương, máu của nó chảy lên cành cây.
Sau đó, con người sử dụng cây đó để làm giường, chính điều này đã giúp hồn ma con chim ám mãi lên đó và gây ra hiện tượng bóng đè. Tuy nhiên, đây là lý giải không mấy khả quan khi con người vẫn có thể bị bóng đè khi nằm trên sàn.
Do đó, những lý giải theo tâm linh không được nhiều nhà khoa học chấp nhận. Họ cho rằng, đây chỉ là những quan niệm, sự mê tín của con người mà thôi. Chính vì vậy, họ đã đưa ra những bằng chứng lý giải cụ thể.
5.2. Giải thích hiện tượng bóng đè theo khoa học
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bóng đè đối với con người. Trong số đó sự căng thẳng trong tâm lý, stress kéo dài từ áp lực công việc là những nguyên nhân chủ yếu.
Những nguyên nhân này sẽ khiến cho cơ thể của bạn bị đảo lộn trong giấc ngủ, điều này sẽ gây ra sự hỗn loạn. Chính vì vậy, những kích thích lên phần vỏ não sẽ gây lên hiện tượng bóng đè.
Ngoài ra, tư thế nằm ngủ cũng chính là điều gây ra bóng đè theo khoa học chứng minh. Bởi vì, nó đã tạo ra những áp lực lên tim và khiến con người gặp nhiều vấn đề khó chịu.
Một số trường hợp nhỏ, bóng đè bắt nguồn từ chính người bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nó không được ghi nhận là một hiện tượng trong y khoa.
6. Làm sao để hết bị bóng đè?
Đây là điều mà những người bị bóng đè thường băn khoăn trong cuộc sống. Để giúp bạn có thể giải tỏa áp lực khi ngủ và tránh được hiện tượng này thì cần theo dõi cách làm để hết bị bóng đè dưới đây.
6.1. Cách trở lại trạng thái bình thường
Khi bạn đã bị bóng đè, ý thức của con người sẽ trở nên vô cùng sợ hãi và gây ra nhiều hoàng mang. Khi đó, bạn cần phải thực hiện những cách sau để trở lại trạng thái bình thường.
Khi bị bóng đè cần phải cố cử động người, nói chuyện
– Tập trung vào hơi thở: Khi bị bóng đè, con người sẽ trở nên hoảng loạn và gây ra những áp lực mạnh lên lồng ngực. Vì vậy, hơi thở của bạn sẽ cảm thấy khó khăn, chính vì lý do này nên bạn cần tập trung vào hít thở đều để lấy lại bình tĩnh và kết thúc bóng đè.
– Chuyển động nhẹ: Những hoạt động của cơ thể như nắm hờ bàn tay hoặc co ngón chân sẽ không quá khó khăn. Vì vậy, bạn cần cố gắng cử động cơ mặt bằng những động tác như nhăn mặt, cử động môi miệng để nhanh thoát khỏi điều này.
– Cố gắng nói chuyện: Đây là cách thoát khỏi bóng đề hết sức nhanh chóng. Tuy nhiên, điều khó khăn chính là bạn sẽ bị tê cứng cổ họng và cần nhiều sức để nói hơn so với thông thường. Nếu không nói được hãy cố ho để bản thân được đánh thức.
– Giữ nguyên tư thế: Khi bạn cảm thấy như có ai đè xuống thì đừng cố chống cự. Thay vào ấy, hãy thả lòng cơ thể và giữ vững tâm lý rằng mọi chuyện sẽ nhanh qua thôi.
6.2. Cách ngăn ngừa bị bóng đè
Đối với việc bạn tự khỏi khi bị bóng đè thì không cần phải tìm cách điều trị. Tuy nhiên, nếu gặp phải vấn đề này thường xuyên thì cần phải chữa trị ngay để loại bỏ sự lo lắng.
Cần phải điều chỉnh lại giấc ngủ và cân bằng cuộc sống
– Điều chỉnh giấc ngủ hợp lý: Thông thường, một giấc ngủ sẽ kéo dài từ 7 – 9 tiếng vào ban đêm. Vì vậy, hãy ngủ đều đặn và không nên thay đổi giấc ngủ để cơ thể ổn định hơn.
– Giảm căng thẳng trong cuộc sống: Những điều căng thẳng như lịch trình làm việc nặng sẽ khiến bạn không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Do đó, hãy tìm gia những giải pháp như chơi game, đọc sách, nghe nhạc để lấy lại phong độ.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng bóng đè là gì? Mong rằng, những thông tin bổ ích mà Alife Stones cung cấp sẽ giúp bạn đọc có thể loại bỏ được tâm lý lo sợ và vượt qua hiện tượng bóng đè một cách dễ dàng nhất.